QnICT: bước chuyển mình sang cơ chế tự chủ

QnICT: bước chuyển mình sang cơ chế tự chủ

Nghị định số 16/2015/NĐ-CP ngày 14/2/2015 quy định cơ chế tự chủ của đơn vị sự nghiệp công lập được đánh giá là bước đột phá mới trên lộ trình đổi mới toàn diện, cơ cấu lại các đơn vị sự nghiệp công, tăng cường giao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm cho các đơn vị sự nghiệp. Cơ chế, chính sách này nhận được sự đồng thuận cao của các cấp, các ngành khi “cởi trói” cho các đơn vị sự nghiệp công phát triển, giảm áp lực tài chính cho ngân sách nhà nước…

Đồng chí  Phùng Thế Phương – Phó giám đốc Trung tâm CNTT&TT

Nghị định số 16/2015/NĐ-CP ngày 14/2/2015 quy định cơ chế tự chủ của đơn vị sự nghiệp công lập được đánh giá là bước đột phá mới trên lộ trình đổi mới toàn diện, cơ cấu lại các đơn vị sự nghiệp công, tăng cường giao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm cho các đơn vị sự nghiệp. Cơ chế, chính sách này nhận được sự đồng thuận cao của các cấp, các ngành khi “cởi trói” cho các đơn vị sự nghiệp công phát triển, giảm áp lực tài chính cho ngân sách nhà nước…

Không thể phủ nhận một số lợi ích mà tự chủ tài chính mang lại như:

Tạo điều kiện thuận lợi cho các đơn vị sự nghiệp trong giao dịch với bên ngoài, đặc biệt là trong các hoạt động liên doanh, liên kết, đồng thời tạo thêm nguồn thu cho đơn vị. Chính phủ quy định: Đơn vị sự nghiệp công được mở tài khoản tiền gửi tại ngân hàng thương mại hoặc Kho bạc Nhà nước để phản ánh các khoản thu, chi hoạt động dịch vụ sự nghiệp công không sử dụng NSNN. Lãi tiền gửi đơn vị được bổ sung vào Quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp hoặc bổ sung vào Quỹ khác theo quy định của pháp luật chuyên ngành (nếu có), không được bổ sung vào Quỹ bổ sung thu nhập.

Nghị định cũng quy định, đơn vị sự nghiệp công lập được huy động vốn, vay vốn để đầu tư, xây dựng cơ sở vật chất theo quy định của pháp luật và phải có phương án tài chính khả thi để hoàn trả vốn vay, chịu trách nhiệm về hiệu quả của việc huy động vốn, vay vốn.

Nghị định 16/2015/NĐ-CP ngày 14/2/2015 nêu rõ, đơn vị tự bảo đảm chi thường xuyên và chi đầu tư được vận dụng cơ chế tài chính như DN (công ty TNHH một thành viên do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ), khi đáp ứng đủ các điều kiện sau: Hoạt động dịch vụ sự nghiệp công có điều kiện xã hội hóa cao, Nhà nước không cần bao cấp; giá dịch vụ sự nghiệp công tính đủ chi phí (bao gồm cả trích khấu hao tài sản cố định); được Nhà nước xác định giá trị tài sản và giao vốn cho đơn vị quản lý theo quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng tài sản nhà nước; hạch toán kế toán để phản ánh các hoạt động theo quy định của các chuẩn mực kế toán có liên quan áp dụng cho DN.

Khi được phép vận dụng cơ chế tài chính như DN, các đơn vị sự nghiệp được xác định vốn điều lệ và bảo toàn vốn; được huy động vốn, đầu tư vốn ra ngoài đơn vị; quản lý, sử dụng và trích khấu hao tài sản cố định theo DN; quản lý doanh thu, chi phí và phân phối lợi nhuận; thực hiện chế độ kế toán, thống kê như DN.

Tuy nhiên, việc thực hiện cơ chế tự chủ tài chính còn mẫu thuẫn ở yêu cầu thực tế và khả năng chi trả lương cho cán bộ viên chức. Những đơn vị tự chủ thực hiện nhiệm vụ thì cũng cần được tự chủ chi trả lương dựa trên năng lực, hiệu qủa công tác, trong khi đó quy định lại bắt buộc tiền lương chi cho cán bộ viên chức và người lao động phải đảm bảo theo ngạch bậc, điều này chẳng những không khuyến khích được sự sáng tạo, các nhân tố tích cực, mà còn tạo sức ì, gây khó khăn cho đơn vị.

Một bất cập khác khi thực hiện Nghị định số 16, đó là quy hoạch danh mục dịch vụ công của địa phương chưa ban hành, nhất là trong lĩnh vực Công nghệ thông tin; quy hoạch các mạng lưới dịch vụ công cũng chưa có; định mức kinh tế – kỹ thuật cũng chưa đầy đủ. Bên cạnh đó là tâm lý ỷ lại, trông chờ vào ngân sách Nhà nước; người đứng đầu một số đơn vị sự nghiệp công chưa chủ động trong việc xây dựng, quyết định giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động và mở rộng khai thác dịch vụ nhằm tăng nguồn thu để tự trang trải kinh phí hoạt động.

Tập thể CBVCLĐ QnICT

Trung tâm Công nghệ thông tin và Truyền thông Quảng Ninh là đơn vị sự nghiệp hầu hết thực hiện các công việc phục vụ nhiệm vụ chính trị của Sở Thông tin và truyền Thông như quản trị các hệ thống phần mềm như Thư điện tử, Cổng thông tin điện tử, một số phần mềm nội bộ khác. Ngoài ra Trung tâm cũng có tham gia tư vấn, triển khai một số dự án vừa và nhỏ để tăng thêm thu nhập nhưng không nhiều. Trong thời gian gần đây Trung tâm được giao thêm nhiều nhiệm vụ mang tính chất quan trọng của Tỉnh như: Quản trị vận hành Trung tâm tích hợp dữ liệu, các phần mềm thuộc đề án xây dựng Chính quyền điện tử, thành phố thông minh. Vì vậy ngoài những khó khăn đã nêu ở trên Trung tâm cũng rất khó khăn trong việc bố trí nhân lực để thực hiện tự chủ. Việc xây dựng lộ trình cũng cần phải cân nhắc kỹ càng và phải kèm theo các cơ chế, chính sách để tránh thiệt thòi cho cán bộ viên chức, người lao động và đảm bảo hài hòa giữ nhiệm vụ chính trị và các công việc khác.

Như vậy, việc thực hiện cơ chế tự chủ cần phải có sự chủ động hơn từ phía các sở, ngành cấp tỉnh trong tham mưu cho UBND tỉnh để định hướng triển khai cơ chế tự chủ về tài chính cho các đơn vị sự nghiệp công lập. Từ đó, tạo cơ sở cho các đơn vị tự chủ về nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, nhân sự. Quá trình này phải được thực hiện đồng bộ, có lộ trình, tránh duy ý chí nhằm đảm bảo bước tiến vững chắc cho các đơn vị được giao quyền tự chủ theo tinh thần Nghị định 16 của Chính phủ.

Phùng Thế Phương – Phó giám đốc Trung tâm CNTT&TT

 

Share this post

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *