An toàn thông tin cho các tổ chức, doanh nghiệp trong thời kỳ chuyển đổi số

An toàn thông tin cho các tổ chức, doanh nghiệp trong thời kỳ chuyển đổi số

Tại Việt Nam, năm 2020 được cho là năm đẩy mạnh công tác chuyển đổi số, để tiến tới trở thành quốc gia số. Chuyển đổi số trở thành xu hướng được quan tâm sâu rộng từ Chính phủ, các Bộ, ban, ngành cho tới các tổ chức/ doanh nghiệp (TC/DN). Ông Yeo Siang Tiong, Tổng Giám đốc Kaspersky khu vực Đông Nam Á đã có những chia sẻ với Tạp chí An toàn thông tin về xu hướng chuyển đổi số đối với TC/DN Việt Nam.

Phóng viênTại Việt Nam, tuy quá trình chuyển đổi số đã diễn ra trong nhiều năm nhưng chỉ khi xuất hiện cuộc Cách mạng Công nghiệp lần thứ tư (CMCN 4.0) thì chuyển đổi số mới thực sự tăng tốc. Ông đánh giá như thế nào về xu hướng này tại Việt Nam?

Ông Yeo Siang Tiong: Theo đánh giá của tôi, Đảng và Chính phủ Việt Nam đã có những bước tiến lớn kể từ khi cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư được đề cập lần đầu tiên vào năm 2016. Chuyển đổi số là nội dung cốt lõi và chính yếu của CMCN 4.0. Tôi đã quan sát cách đất nước của bạn thành công trong việc nâng cao nhận thức về chuyển đổi số của các lãnh đạo TC/DN.

Những nỗ lực của Chính phủ đã tạo ra sự quan tâm của các TC/DN về việc xây dựng hệ thống phòng thủ hạ tầng công nghệ thông tin. Trong năm 2019, chúng tôi cũng ghi dấu kỷ lục tăng trưởng 3 con số trên thị trường Việt Nam. Mức tăng trưởng mạnh mẽ của Kaspersky về mảng Enterprise chứng minh rõ rệt xu hướng đầu tư công nghệ của các doanh nghiệp trong nước. Có thể khẳng định, chuyển đổi số là hướng đi tất yếu của các TC/DN.

Phóng viên: Theo ông, chuyển đổi số sẽ là thách thức hay cơ hội đối với các TC/DN Việt Nam? TC/DN tại Việt Nam cần phải chuẩn bị những gì để đón đầu các cơ hội?

Ông Yeo Siang Tiong: Chuyển đổi số là con dao hai lưỡi không chỉ ở Việt Nam mà bất cứ nơi nào trên thế giới. Thực tế đã cho thấy nhiều bài học kinh nghiệm quý báu từ các hãng tên tuổi như: Apple, Amazon, Netflix, Booking, Grab… Họ chuyển đổi thành công bởi đã nắm bắt được các công nghệ số đang là xu hướng của thời đại và biết vận dụng sáng tạo vào việc kinh doanh của mình. Tuy nhiên, một số TC/DN không theo kịp làn sóng số hóa, dẫn đến việc họ không thể trở mình thành công trong lĩnh vực của mình.

Cũng cần nhấn mạnh rằng, chuyển đổi số dành cho tất cả các lĩnh vực và mọi loại hình doanh nghiệp dù lớn hay nhỏ. Một ví dụ điển hình là cách các quầy hàng rong và các nhà cung cấp thức ăn đường phố ở Singapore hay các quốc gia khác ở Đông Nam Á đang sử dụng thanh toán không dùng tiền mặt, tạo sự thuận tiện cho khách hàng, trở thành một phần của vòng tròn kỹ thuật số. Các TC/DN vừa và nhỏ có thể trở thành một phần nhỏ nếu họ không thể điều khiển làn sóng chuyển đổi số một cách thông minh.

Đối với Việt Nam, chuyển đổi số sẽ là cơ hội cho các TC/DN được chuyển biến sâu rộng và toàn diện, từ phương thức, quy trình vận hành tới cách thức làm việc trong mọi lĩnh vực. Từ đó, các TC/DN tăng sức cạnh tranh, đem lại giá trị thặng dư.

Nhưng như tôi đã đề cập, chuyển đổi kỹ thuật số cũng mang đến những thách thức và rủi ro. Các TC/DN nên lập kế hoạch từng bước một cách cẩn thận, ưu tiên việc đảm bảo an toàn thông tin trong chiến lược phát triển. Những người ra quyết định nên đánh giá ba khía cạnh: con người, quy trình và công nghệ. Những tài sản này rất cần thiết trong việc làm thế nào họ có thể tiến xa hơn tới việc chuyển đổi công nghệ kinh doanh.

Phóng viên: Một trong những vấn đề then chốt của quá trình chuyển đổi số là cần phải chuẩn bị tốt hạ tầng, ứng dụng CNTT cho quy trình kinh doanh mới. Ông có lời khuyên nào đối với các TC/DN trong quá trình chuyển đổi số?

Ông Yeo Siang Tiong: Việc chuyển đổi số khiến dữ liệu của các TC/DN trở thành tài sản quan trọng và cũng là mục tiêu nhắm đến của giới tội phạm mạng. Những tác động của tấn công mạng không chỉ ảnh hưởng trực tiếp đến người dùng mà còn ảnh hưởng đến danh tiếng, tài chính của TC/DN, thậm chí là cả các cơ quan, tổ chức Chính phủ.

Theo kết quả Khảo sát rủi ro bảo mật CNTT doanh nghiệp toàn cầu được thực hiện hàng năm bởi Kaspersky (Kaspersky Global Corporate IT Security Risks Survey), an toàn dữ liệu là vấn đề bảo mật hàng đầu với các doanh nghiệp tại Đông Nam Á. Các TC/DN tại Đông Nam Á tổn thất trung bình 1 triệu USD cho mỗi sự cố an ninh mạng. Để đảm bảo an toàn, các TC/DN cần:

– Nâng cao nhận thức về an toàn, an ninh mạng cho cán bộ, nhân viên;

– Đánh giá rủi ro an ninh mạng của TC/DN khi lập kế hoạch ngân sách về vấn đề bảo mật. Xem xét tương quan giữa chi phí và xác suất xảy ra tấn công mạng;

– Tham khảo ý kiến phân tích của các chuyên gia để có lựa chọn tốt nhất về việc mua sắm trang thiết bị hoặc các dịch vụ an ninh mạng cho các TC/DN;

– Cài đặt phần mềm bảo mật toàn diện ở mọi nơi: máy chủ, PC, các thiết bị được kết nối khác như Kaspersky Endpoint Security for Business, giúp tập trung nhiều tính năng chỉ trong một giải pháp;

– Thiết lập giải pháp điểm cuối để luôn được cập nhật và gia hạn giải pháp kịp thời.

An toàn thông tin cho các tổ chức, doanh nghiệp trong thời kỳ chuyển đổi số

Ông Yeo Siang Tiong, Tổng Giám đốc Kaspersky khu vực Đông Nam Á

Phóng viên: Được biết đến là một công ty an ninh mạng toàn cầu, Kaspersky sở hữu hệ sinh thái giải pháp và dịch vụ bảo mật để bảo vệ doanh nghiệp, cơ sở hạ tầng then chốt, Chính phủ và người dùng trên toàn thế giới. Ông có thể cho biết thêm về một số giải pháp, dịch vụ bảo mật của Kaspersky phù hợp với TC/DN Việt Nam trong quá trình chuyển đổi số?

Ông Yeo Siang Tiong: Rất may mắn cho Kaspersky khi sản phẩm của chúng tôi đều được các TC/DN tại Việt Nam đón nhận.

Đối với các doanh nghiệp, chúng tôi đề xuất giải pháp Kaspersky Endpoint Security for Business. Giải pháp này được thiết kế giúp doanh nghiệp vượt qua những thách thức mới nhất để quản lý mạng an toàn và hiệu quả. Kaspersky Endpoint Security for Business sở hữu các công nghệ phòng chống phần mềm độc hại mới nhất của Kaspersky kết hợp với bảo vệ chủ động dựa trên chữ ký và được web hỗ trợ để bảo vệ hiệu quả ở mọi cấp độ. Cùng với các bản cập nhật tự động từ Kaspersky Security Network trên điện toán đám mây, Kaspersky cũng cung cấp phản ứng nhanh chóng trước các mối đe dọa mới và đang gia tăng hiện nay.

Sau khi bảo mật mạng ở cấp thiết bị, TC/DN cũng cần mở rộng phạm vi bảo mật cho các thiết bị đầu cuối. Sự ra đời của công nghệ đám mây mở ra một cánh cửa khác mà tội phạm mạng có thể khai thác. Nên kết hợp một môi trường an toàn không biên giới vào hệ thống của TC/DN để bảo vệ dữ liệu và tài sản ảo.

Các TC/DN cũng nên xem xét bản chất cơ sở hạ tầng CNTT của họ. Nếu chúng là môi trường lai, cần bổ sung giải pháp cung cấp bảo vệ nhiều lớp cho môi trường đám mây. Điều này sẽ cung cấp một sự kết hợp cân bằng giữa tốc độ, bảo mật liên tục và hiệu quả vượt trội, bảo vệ dữ liệu trước các mối đe dọa hiện tại và trong tương lai mà không ảnh hưởng đến hiệu năng hệ thống như Kaspersky Hybrid Cloud Security.

Một tài sản khác mà các TC/DN cần chú ý là trung tâm dữ liệu. Nó giống như một kho tàng thông tin của công ty đang được xử lý, truyền tải và lưu trữ vô tận, khiến nó trở thành mục tiêu sinh lợi cho mối đe dọa ảo độc hại. Khi các trung tâm dữ liệu của TC/DN được xác định bằng phần mềm và tập trung vào quy trình, việc đảm bảo như vậy đòi hỏi phải xem xét lại các chính sách bảo vệ và phòng thủ cấp cao sẽ không ảnh hưởng hoặc làm chậm hiệu suất của trung tâm dữ liệu ảo. Kaspersky cung cấp giải pháp Bảo mật Trung tâm Dữ liệu chuyên dụng được thiết kế đặc biệt để bảo vệ các trung tâm dữ liệu của công ty mà không ảnh hưởng đến các hệ thống trung tâm dữ liệu.

Chúng tôi cũng đang ủng hộ lối tư duy “True Cybersecurity”, nghĩa là bao gồm tất cả các giai đoạn tấn công – dự đoán, ngăn chặn, phòng thủ và phản ứng. Đây là cốt lõi của Khung bảo mật thích ứng của Kaspersky, vượt xa các giải pháp và nhấn mạnh sự cần thiết phải phân tích mối đe dọa chuyên sâu, trí thông minh nhân tạo, săn lùng mối đe dọa dữ liệu lớn và đào tạo nâng cao nhận thức bảo mật cho nhân viên. Khách hàng quan tâm có thể tìm hiểu thêm về điều này tại đây.

Đối với người dùng cuối, Kaspersky Internet Security được cho là giải pháp bảo mật đáng tin cậy bởi tính năng chống phần mềm độc hại, giúp người dùng giải quyết hầu hết các vấn đề một cách tự động và cảnh báo những nguy hại nếu có sự cố xảy ra.

Phóng viên: Ông có thể chia sẻ trong năm 2019, Kaspersky đã đạt được những thành tựu nổi bật gì, như trong kinh doanh, phát triển sản phẩm tại khu vực Đông Nam Á và đặc biệt là tại Việt Nam?

Ông Yeo Siang Tiong: Trong năm 2019, chúng tôi đã có bước phát triển vượt bậc về doanh số tại Việt Nam. Đặc biệt, doanh thu mảng doanh nghiệp với doanh nghiệp (B2B) tăng trưởng trên 100%, khối sản phẩm Enterprise lập kỷ lục tăng trưởng hai con số so với năm 2018 và 500% so với năm 2017.

Về mặt giải thưởng, Kaspersky được vinh danh trong Top 100 công ty sáng tạo toàn cầu năm 2020 của Derwent (Derwent Top 100 Global Innovator™ 2020) với hạng mục Phần mềm. 2019 cũng là năm thứ 2 liên tiếp Kaspersky được công nhận là đơn vị hàng đầu trong ngành CNTT. Danh mục bảo mật thiết bị đầu cuối của chúng tôi cũng được trao giải Leader in The Forrester Wave™: Endpoint Security Suites trong quý 3/2019. Bên cạnh đó, Kaspersky một lần nữa được vinh danh bởi Gartner về hạng mục Lựa chọn của khách hàng cho nền tảng bảo vệ điểm cuối. Đây chỉ là một vài trong số các giải thưởng chúng tôi nhận được, bạn có thể tìm thêm tại trang web của chúng tôi.

Cảm ơn ông đã trả lời phỏng vấn và chúc cho Kaspersky ngày càng phát triển trên thị trường Việt Nam.

Theo antoanthongtin.vn

 

Share this post

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *